Biến chứng ở bàn chân người mắc tiểu đường có nguy hiểm không?

Biến chứng bàn chân đái tháo đường là nguyên nhân quan trọng khiến bệnh nhân phải nhập viện, thậm chí phải đoạn chi. Ngoài ra, cứ 100 bệnh nhân đái tháo đường, có 15 người có thể bị một vết loét trong suốt cuộc đời họ.

\r\n

\r\n

\r\n

Biến chứng ở chân người bị tiểu đường có nguy hiểm?

\r\n

Biến chứng bệnh tiểu đường ở chân

\r\n

Biến chứng bàn chân đái tháo đường là nguyên nhân quan trọng khiến bệnh nhân phải nhập viện, thậm chí phải đoạn chi. Ngoài ra, cứ 100 bệnh nhân đái tháo đường, có 15 người có thể bị một vết loét trong suốt cuộc đời họ.
Rất nhiều người không biết đang có một loét cấp tính ở bàn chân do không thấy đau. Loét khởi đầu chỉ là một vết nứt ở da hay trầy rách da nhỏ, hoặc bóng nước nhưng không lành, cứ tiếp tục lan rộng và ăn sâu. Do cơ thể giảm đề kháng với nhiễm trùng, loét sạch lúc đầu sẽ nhanh chóng bị nhiễm trùng dẫn đến hủy hoại mô.
Vì thế, nếu bạn là người bệnh đái tháo đường, hãy lưu ý bàn chân mình và tập thói quen tự khám bàn chân hằng ngày, vì điều này giúp phát hiện sớm các tổn thương cấp nêu trên. Đừng chờ đến khi loét bị đau mới đi BS, vì người đái tháo đường ít còn cảm giác đau do những sợi thần kinh cảm giác đã bị hư hại. Đừng xem vết thương tiết nhiều dịch mới đáng để đến BS vì khi đó loét đã ăn vào xương, tức đã muộn rồi.
Lúc này, bạn không nên đi lại trên bàn chân loét, bàn chân được nghỉ ngơi giúp vết loét không nặng thêm. Băng vết loét lại để giữ sạch loét và phải theo dõi hằng ngày.
Vết thương sau 48 giờ không giảm cần tích cực điều trị, đôi khi phải nhập viện. Nếu bạn đến trễ, nhiễm trùng không còn đơn giản như lúc đầu, hủy hoại mô nhiều có thể phải tháo ngón hoặc đoạn chi, thậm chí đe dọa tính mạng.
Điều quan trọng nhất để đối phó với biến chứng bàn chân là phát hiện sớm và dự phòng. Bệnh nhân phải tuân thủ những điều sau đây:
1. Khám bàn chân mỗi ngày, xem kỹ khắp bàn chân từ gót đến giữa các kẽ ngón tìm dấu hiệu bất thường như vết trầy rách da, chỗ đỏ da, chỗ sưng, phồng rộp, loét…
2. Tránh dùng nước hơi nóng để rửa (vì giảm cảm giác dễ chịu) dẫn đến phỏng bàn chân. Lau khô bàn chân sau khi rửa.
3. Giữ ẩm để tránh khô, chai da bàn chân vì nhiễm trùng có thể đến từ những vết nứt do khô da. Thoa kem giữ ẩm bàn chân hằng ngày (không thoa kem giữa các kẽ ngón).
4. Cắt móng thận trọng. Cẩn thận tránh cắt phạm vào thịt, nhất là ở khóe móng, tránh cắt móng quá ngắn, quá sát.
5. Tránh mang giày chật. Chọn giày dép vừa vặn, mềm êm, có miếng lót trong giày, nhất là với người bị biến chứng thần kinh cảm giác và vận động. Giày phải luôn đủ rộng để chứa hết tất cả các ngón, kể cả những lồi xương hay biến dạng bất thường
6. Thường xuyên sử dụng máy đo đường huyết tại nhà để kiểm tra lượng đường huyếttrong cơ thể có ổn định không

\r\n

\r\n

Rate this post
Sản phẩm đã được thêm vào giỏ hàng