Những loại tinh dầu thường dùng xông hơi

Dịch vụ xông hơi ngày càng trở nên phổ biến và rất được nhiều khách hàng lựa chọn sử dụng. Phương pháp trị liệu dùng lều xông hơi kết hợp với tinh dầu này mang đến những lợi ích chăm sóc sức khỏe – sắc đẹp vô cùng tuyệt vời.

\r\n

 

\r\n

Việc lựa chọn các loại tinh dầu xông hơi phù hợp để áp dụng sẽ giúp tăng cường hiệu quả trị liệu lên nhiều lần, làm hài lòng khách hàng,

\r\n

 

\r\n

tinh dau

\r\n

 

\r\n

Tinh dầu Ngọc Lan Tây
Thành phần:
Tinh dầu ngọc lan tây nguyên chất, chứa linalol, safrol, eugenol, geraniol, pinen sequiterpen, cadinon, benzoat benzal, các acid acetic, benzoic, formic, salicilic, valeric.
Công dụng:
• Mùi thơm nhẹ nhàng, lãng mạn và lâu phai, tinh dầu ngọc lan tây có tác dụng trấn tĩnh tinh thần, xoa dịu bực dọc, căng thẳng. Massage hoặc đốt bằng tinh dầu ngọc lan là một liệu pháp tuyệt vời sau một ngày làm việc mệt mỏi và áp lực.
• Đối với làn da, tinh dầu ngọc lan giúp kiểm soát chất nhờn, làm se lỗ chân lông, khi dùng kết hợp với tinh dầu hoa hồng và sen sẽ làm da mịn màng, trắng hồng, giảm mụn nhọt.
• Tinh dầu ngọc lan tây còn có tính sát khuẩn, chống viêm nhiễm, giảm huyết áp, đặc biệt giúp bạn luôn cảm thấy hưng phấn, kích thích cảm giác yêu.
• Ngoài ra tinh dầu ngọc lan tây còn được dùng trong hỗ trợ điều trị huyết áp cao.
Cách sử dụng:
• Nhỏ tinh dầu ngọc lan tây vào bồn tắm thư giãn, đèn đốt, đèn thăng tinh dầu để tạo cảm giác thư thái sau một ngày làm việc mệt mỏi, đặc biệt tạo không gian lãng mạn trong phòng ngủ.
• Kết hợp cùng tinh dầu hồng trắng, oải hương, hoa sen, hoa nhài, hương thảo + dầu thực vật để pha chế một loại dầu massage hoàn hảo cho làn da của bạn, đặc biệt trong những ngày khô hanh.
• Pha loãng với nước để rửa vùng viêm nhiễm, hoặc chấm lên vùng mụn trứng cá.
Tinh dầu Bạc Hà
Thành phần:
L-menthol 65-85%, menthyl acetat, L-menthon, L-pinen, L-limonen và flavonoid.
Công dụng:
Bạc hà được xem là thảo dược xưa nhất thế giới, với những bằng chứng khảo cổ cho thấy nó đã được sử dụng làm thuốc khoảng 10.000 năm về trước. Bạc hà kích thích giúp tiêu hóa làm cho ăn dễ tiêu, chữa đau bụng đi ngoài, sát trùng mạnh, chữa cảm sốt, nhức đầu, ngạt mũi. Tinh dầu bạc hà có tác dụng giảm stress và giúp tinh thần phấn chấn.
Cách dùng:
• Có thể massage hỗn hợp tinh dầu và dầu nền, hoặc nhỏ tinh dầu nguyên chất vào nước xông, nước tắm.
• Để trị ho, đau răng: thêm tinh dầu bạc hà vào nước súc miệng, hoặc nước uống.

\r\n

 

\r\n

Tinh dầu Trầm Hương
Thành phần:
Tinh dầu Trầm chiết xuất từ gỗ trầm bằng cất kéo hơi nước hoặc CO¬¬2 ở trạng thái siêu tới hạn,thu được 13% tinh dầu ¬với thành phần chính của tinh dầu là: Benzylaxeton (26%),methoxybenzylaxeton (53%) và các terpen ancol (11%),ngoài ra còn có axit cinamic và dẫn chất.
Công dụng:
• Trong y học dân tộc, trầm hương là một vị thuốc quý dùng chữa các chứng đau bụng, đầy bụng, nôn mửa, hen suyễn, bí tiểu tiện…
• Trầm hương còn dùng làm hương liệu, mỹ phẩm cao cấp như: nước hoa, dầu thơm, các loại phấn sáp
• Trị nám và làm trắng da, phòng tránh rạn da cho những phụ nữ sau sinh.
• Giảm đau, chống viêm, trị cảm lạnh, giúp làm long đờm
• Làm tái sinh tế bào bị lão hóa, nuôi dưỡng da
• Lợi tiểu
Cách sử dụng:
• Dùng massage cơ thể:pha loãng với dầu nền hoặc dầu thực vật
• Dùng đốt (xông hương ): nhỏ tinh dầu vào đèn đốt để xông hương.
• Nhỏ vào nước tắm thư giãn và thanh sạch làn da.
• Thoa lên vùng cổ tay, động mạch cổ như một loại nước hoa nồng nàn quyến rũ.
Tinh dầu Tràm
Thành phần:
Lá dùng chiết tinh dầu, hàm lượng từ 0,3-0,6% tuỳ theo sự khác nhau về phẩm chất của lá được sử dụng. Tinh dầu màu vàng lục, có thành phần chủ yếu: 1,8-cineole (46,9-57,9%) kèm theo các alcohol monoterpenic (()a- terpineol. (-)-linalol và (-)-terpinen-4-ol. Còn có một hàm lượng cao các hydrocarbon monoterpen (27,8%), một lượng nhỏ các hydrocarbon sesquiterpen và alcohol.
Công dụng:
• Eucalyptol có tác dụng sát khuẩn, long đờm, còn α – terpineol có tác dụng sát khuẩn nhẹ, trị nấm. Tinh dầu tràm sử dụng nhiều như một thuốc sát khuẩn, trị nấm trong dân gian và đang được đưa vào các thuốc tân dược.
• Theo những nghiên cứu gần đây, tinh dầu tràm có khả năng ức chế virus cúm H5N1 và H1N1.
Cách sử dụng:
• Cũng như các loại tinh dầu khác, sử dụng tinh dầu tràm có thể qua con đường xông hít, massage hoặc uống dạng viên nang.
• Nhỏ tinh dầu vào đèn đốt, đèn thăng tinh dầu để sát khuẩn không khí.
• Cho vào nước nóng dùng xông giải cảm gió.
• Pha với dầu nền để massage cơ thể.
Tinh dầu Pơmu
Thành phần:
Hàm lượng một số cấu tử chính trong tinh dầu là E-Nerolidol (14.91% trong thân, 11.03% trong rễ), Elemol (13.56% trong thân, 31.29% trong rễ), b-Eudesmol (13.09% trong thân, 31.43% trong rễ), g-Eudesmol (5.34% trong thân, 12.03% trong rễ).
Công dụng:
• Tinh dầu được khai thác từ gỗ của cây pơ mu có tác dụng kháng khuẩn, sát trùng, chống viêm nhiễm và kháng nấm mạnh,đuổi côn trùng .
• Ngoài ra tinh dầu Pơmu còn sử dụng hiệu quả trong việc phòng và điều trị các bệnh về da.
Cách sử dụng:
• Để chống côn trùng cắn quần áo có thể nhỏ 10 đến 15 giọt tinh dầu nguyên chất Pơmu vào nước ấm để xả quần áo, hoặc bạn có thể đốt để đuổi kiến hay muỗi trong nhà,xông phòng tạo hương thơm ấm cung dễ chịu.
Tinh dầu Sả
Thành phần:
Tinh dầu Sả chứa chủ yếu là citral (65-85%), geraniol (40%).

\r\n

 

\r\n

Công dụng:
• Tinh dầu sả có tác dụng sát trùng, khử mùi, đuổi côn trùng, kích thích tiêu hóa, trị lạnh bụng, cảm lạnh, đau đầu, đau bụng do kích thích tuần hoàn máu.
• Có thể dùng tinh dầu sả như một thứ nguyên liệu thêm vào thực phẩm để tạo hương vị.
Cách sử dụng:
• Sử dụng tinh dầu sả trong các mục đích chữa bệnh, thư giãn bằng hai cách: xông hít hoặc massage qua da.
• Massage qua da: Tinh dầu sả có thể dùng riêng hoặc kết hợp với tinh dầu khác (oải hương, bưởi), hay dầu thực vật (hướng dương, olive, jojoba) để massage toàn cơ thể, vùng bụng nhằm kích thích tiêu hóa, kích thích tuần hoàn máu não, giúp phòng và điều trị cảm lạnh, đau đầu, đầy hơi, ăn không tiêu.
• Xông hít: Nhỏ một vài giọt tinh dầu sả nguyên chất vào nước nóng, xông cơ thể trong 15 phút, hoặc cho vào đèn đốt, đèn thăng tinh dầu, giúp tinh dầu khuyếch tán và sát khuẩn, khử mùi trong không khí, đuổi côn trùng, đồng thời thẩm thấu dần dần qua hệ hô hấp vào cơ thể tạo cảm giác dễ chịu, thư giãn.
Tinh dầu Quế
Thành phần:
Tinh dầu vỏ Quế có chứa hoạt chất chính là aldehyd cynamic (khoảng 90%)
Công dụng:
• Tinh dầu quế có mùi thơm đặc trưng, hay được dùng để đốt trong phòng vào mùa đông, hoặc khử mùi hôi thuốc lá, mùi thực phẩm chiên trong bếp.
• Tinh dầu quế có tác dụng thông kinh mạch, bổ dưỡng hồi sinh, diệt khuẩn, chống nôn và giải độc cơ thể, tăng tuần hoàn máu, trị ho, cảm lạnh, tê buốt cơ xương, đau đầu. Khi bị lạnh bụng, đầy hơi, ăn không tiêu có thể dùng một chút tinh dầu quế pha với nước ấm để uống, hoặc đơn giản là massage vùng bụng. Ngoài ra mùi thơm dễ chịu của quế được sử dụng để làm thơm cơ thể, vật dụng gia đình, khử mùi hôi tanh trong bếp, toilet, mùi thuốc lá…
• Một lượng nhỏ tinh dầu quế pha loãng với nước được sử dụng làm nước lau bóng đồ gỗ trong gia đình.
Cách sử dụng:
• Qua đường hô hấp: Pha loãng tinh dầu vào nước nóng, dùng hơi nóng để xông mặt và hít. Hoặc nhỏ vài giọt tinh dầu vào một chút nước ấm, cho vào đèn xông, để hơi nước khuyếch tán tinh dầu trong không khí.
• Sử dụng mùi hương của tinh dầu để làm thơm quần áo: Thấm 2 giọt tinh dầu vào bông gòn, để trong tủ quần áo, hoặc cho vài giọt tinh dầu vào nước xả cuối cùng khi giặt quần áo, sẽ làm cho quần áo phảng phất hương thơm của quế.
• Sử dụng tinh dầu trong chăm sóc cơ thể có thể qua hai con đường: qua da và qua đường hô hấp.
• Qua da: Pha loãng tinh dầu với một chút nước hoặc dầu thực vật khác, xoa bóp toàn thân, đặc biệt massage gan bàn chân, lưng, thái dương, gáy để làm nóng cơ thể, giảm đau, trị vết bầm tím.

\r\n

 

\r\n

 

\r\n

Xem lều xông hơi tại: www.yteonline.vn

Rate this post
Sản phẩm đã được thêm vào giỏ hàng