Qui trình xông hơi cho phụ nữ sau sinh

Trong quá trình vượt cạn và sau vượt cạn, mồ hôi và bụi bẩn tích tụ nhiều làm lỗ chân lông bị bịt kín, gây tình trạng khó chịu, da xấu đi. Chính vì vậy phụ nữ sau sinh cần được xông hơi. Sau đây là qui trình xông hơi cho phụ nữ sau sinh các mẹ có thể tham khảo nhé

\r\n

\r\n

1. Tắm gội trước khi xông hơi: Nên tắm nước ấm trước khi xông hơi, không nằm bồn hoặc ngâm lạnh quá lâu. Tại các điểm xông hơi – massage, hầu như ai cũng thực hiện sai, mà điều này sẽ làm ảnh hưởng đến sức khỏe, đó là xông hơi (khô hoặc ướt) trước rồi sau đó tắm lại ngay (bằng nước nóng, hoặc nước lạnh). Cần phải tắm vệ sinh cơ thể trước, sau đó mới xông hơi nóng rồi lau lại bằng khăn khô sạch.
Xông hơi mỗi ngày 1 lần đến khi con tròn 1 tháng: Vài ngày sau sinh, khi cơ thể đã hồi phục một chút, các mẹ có thể ngồi dậy và đi lại nhẹ nhàng để vận động các cơ, đặc biệt là cơ xương chậu. Tuy nhiên không nên đi lại quá nhiều, không làm việc nặng. Nên xông vào khoảng 3-4 giờ chiều trước khi đi tắm. Có thể xông hơi bằng l
ều xông hơi hay túi xông hơi nếu nhà bạn có phòng xông hơi.

\r\n

2. Chuẩn bị nguyên liệu xông hơi: Nên lựa chọn các nguyên liệu xông tự nhiên: các loại lá: vằng, cây mâm xôi, bướm bạc, hà thủ ô, lá ngũ trão, lá ổi, gừng, ổi, khế…. pha với một chút muối và trùm kín bằng mền (chăn) trong vòng 20 -30 phút. Nếu không có lá cây có thể xông bằng tinh dầu bạc hà, hương nhu, chanh, bưởi, xả….
Nếu xông bằng lá thì đem lá rửa sạch rồi cho vào nồi đun sôi lên. Còn nếu xông bằng tinh dầu chỉ việc đun nước sôi lên rồi nhỏ tinh dầu vào. Chuẩn bị một chiếc khăn đủ chùm kín toàn cơ thể và nồi xông.
Tuy nhiên, cuộc sống hiện tại nên nhiều người không có nhiều thời gian và sau khi sinh phụ nữ không nên vận động nhiều nên việc chuẩn bị nguyên liệu xông và đồ xông gặp nhiều khó khăn . Bạn có thể sử dụng các thiết bị xông tai nhà như: 
Túi xông hơilều xông hơi cùng các loại tinh dầu xông hơi

\r\n

3.Cách thức xông hơi: Chuẩn bị sẵn một giường tre, một lò than nhỏ quạt đỏ than để không còn khói và lửa ngọn. Đặt lò than dưới giường, lên nằm úp bụng xuống, nếu nóng quá thì có thể trải khăn lên giường, hơ khoảng 20 – 30 phút.

\r\n

Đổi tư thế ngồi dậy để hơ khắp người, kể cả vùng mặt. Khi hơ tuyệt đối phải nằm phòng thoáng khí, mở cửa phòng nhưng không để gió lùa vào. Tranh thủ hơ luôn bụng bé để lưu thông khí huyết và giữ ấm cho bé.
4.Ngâm phèn chua: Đây là cách áp dụng cho các thai phụ sinh thường hoặc sinh mổ phần bụng, không rạch tầng sinh môn. Mua phèn chua nướng trên bếp điện hoặc than, khi thấy cục phèn có màu trắng đục là phèn chín, giã nhỏ bỏ vào hũ, thoa vào nách ngày 3 – 4 lần tuỳ theo mồ hôi ra nhiều ít sẽ tránh được bệnh hôi nách. Pha phèn chua ra thau nhỏ với nước ấm, ngồi vào ngâm khoảng 15 -30 phút sẽ giúp co khít âm đạo và tử cung, lưu ý là ngâm phèn chua sau khi đã sạch sản dịch. 
5.Lau mình bằng rượu gừng: Gọt vỏ gừng rồi xay nhuyễn, ngâm với rượu trắng. Dùng rượu gừng lau mình rất tốt, giúp cho lỗ chân lông sạch cơ thể dễ chịu thoáng mát.

\r\n


Củ nghệ rất tốt cho phụ nữ sau sinh. Ảnh: Inmagine. 
6.Uống và thoa nghệ tươi: Nếu uống hoặc ăn được nghệ tươi thì da dẻ sẽ rất đẹp vì nghệ giúp lưu thông khí huyết và liền da rất tốt. Trộn bột nghệ với mật ong, mỗi sáng ăn một muỗng và uống 1 ly nước lọc lớn.

\r\n

7.Chườm túi muối nóng: Đây là cách làm dân gian rất hiệu quả, nhất là với phụ nữ còn ở cữ trong tháng. Bạn mới sinh thì làm theo cách này càng sớm càng có được hiệu quả cao nhất. Sử dụng khoảng 1kg muối hột, rang cho nóng rồi đổ vào vỏ gối hoặc túi vải sau đó chườm lên bụng mỗi lúc có thể cho đến khi hết nóng. 
Nên làm hàng ngày và nhiều lần thì da bụng sẽ săn gọn lại. Phương pháp này có thể áp dụng với cả người sinh mổ và người sinh thường. Tuy nhiên, với người sinh mổ khi đắp nên tránh chỗ vết thương.

Có thể thêm gừng giã nát rồi rang nóng lên với muối để chườm bụng. Gừng có tác dụng cầm máu nên khi đắp gừng trên da cùng muối hột đã rang thì mạch tử cung co hồi nhanh, ra huyết ít, mạch máu vùng bụng cũng co lại làm phần bụng rỗng ra sau khi sinh nhỏ dần đi.

\r\n

8.Ăn uống sau sinh: 
– Không nên ăn cá mè, gạo nếp, rau muống…
– Không ăn cải bẹ xanh vì sẽ bị đi tiểu gắt. 
– Không ăn thức ăn quá nhiều gia vị như tiêu, tỏi, ớt vì hệ tiêu hóa của bạn còn yếu và ảnh hưởng đến sữa cho bé bú. 
– Không ăn thức ăn chua và lạnh, nhiều chất béo và đường.
– Uống nhiều nước và nên uống nước tắc nóng giúp chống lại cơn khát và lưu thông khí huyết. 

– Tăng cường ăn hoa quả và rau xanh. Chúng sẽ cung cấp vitamin và làm cho làn da trở nên mềm mại.

– Mỗi bữa ăn chỉ nên ăn tối đa 1 thìa nhỏ dầu ăn. Nên ăn các món hấp, luộc. 

– Dùng từ 3 – 4 sản phẩm làm từ sữa mỗi ngày (sữ tươi, pho-mat trắng, sữa chua…)

– Nên ăn ít nhất 2 bữa cơm/ngày. Ngoài ra bạn nên ăn thêm các loại ngũ cốc để tăng cường chất xơ. 

– Cung cấp đủ protein cho cơ thể. Theo thống kê ở Pháp có khoảng 30 – 40% phụ nữ sau sinh thiếu sắt. Thịt hoặc cá rất giàu chất này. Ngoài ra, các loại cá béo như cá ngừ, cá mòi, cá hồi, hồ đào… cũng rất giàu Omega-3, axit béo rất cần cho phụ nữ sau sinh.
“Muốn khỏe mạnh về sau thì phải xông hơ cho kỹ lưỡng, cứ một ngày ít nhất một nồi muối xông; nằm yên một chỗ, không trò chuyện to, không nghe điện thoại, không bạn bè, không ra gió, ra nắng, không được ngồi lâu, không chạm tay chạm chân làm việc mạnh, ăn uống kiêng khem…”, đó là lời chia sẻ của các mẹ trên diễn đàn. Những công việc này dù hơi rườm rà một chút nhưng sẽ giúp bạn hồi phục sinh lực nhanh, khỏe mạnh lâu dài và lấy lại được dáng vóc như thời còn son. 
Bài thuốc giúp tử cung nhanh về “vị trí” cũ, ngừa cảm cúm, độc khuẩn…
Nguyên liệu: 
– Bạch chỉ:12 gam
– Bạch liễm: 8 gam
– Hương nhu: 8 gam
– Thăng ma: 8 gam
– Quất hạch:12 gam
– Nhân trần: 8 gam
– Mộc hương: 8 gam
Bảy vị này sắc nấu với 2500 gam nước, để lửa lớn, sôi lên 3 dạo là tắt lửa.
Lưu ý: Khi thuốc còn bốc hơi, đặt dưới một chiếc ghế thấp có nhiều lỗ nhỏ để hơi thuốc ngấm vào được phần hạ thể. 
Chúc những bà mẹ trẻ nhanh lấy lại sức khỏe và vóc dáng để có thể đủ sự tự tin, thoải mái về tinh thần cũng như đủ sức chăm sóc bé yêu được tốt nhất!

Rate this post
Sản phẩm đã được thêm vào giỏ hàng