Không được tùy ý sử dụng hạt methi Ấn Độ

Đã có nhiều nghiên cứu chứng minh hạt Methi hiệu quả trong điều trị tiểu đường nhưng theo Thạc Sỹ, Bác Sỹ PP Trịnh Thị Lệ Thu, Phó trưởng khoa Nội tiết-Đái tháo đường, Bệnh viện nội tiết trung ương thì nên tùy ý sử dụng khi chưa có sự tư vấn của bác sĩ.

\r\n

\r\n


\r\n

hạt methi Ấn Độ

\r\n

Hình: hạt methi Ấn Độ

\r\n


Theo các nghiên cứu tại Ấn Độ khi họ cho thêm hạt Methi (cà-ri) vào khẩu phần ăn của các bệnh nhân tiểu đường type 1, hạt Methi có tác dụng giảm lượng đường trong nước tiểu tới 54%. Đây là nhờ 2 chất là galactomannan giúp làm chậm tốc độ hấp thu đường vào máu và acid amin được gọi là 4-hydroxyisoleucine, có tác dụng kích thích quá trình tự tiết insulin của tuyến tụy; các chất như protein, lipid tốt cho những người có hàm lượng insulin cao.
Còn một nghiên cứu khác tại Đại học Y khoa (Ấn Độ) đã tiến hành đo nồng độ cholesterol trong máu của 60 người (không dùng bất cứ thuốc hạ cholesterol nào). Sau đó, những người tham gia chỉ được ăn một chén súp có chứa khoảng 20g hạt Methi trước hai bữa ăn trưa và ăn tối hàng ngày. Sau 4 tuần đã thấy mức cholesterol bắt đầu giảm với tỷ lệ được ghi nhận 14%. Điều này chính là nhờ hạt Methi làm giảm mức độ lipoprotein tỷ trọng thấp (LDL) một cách đáng kể, ngoài ra hạt Methi còn chứa 25% galactomannan, đây là một loại chất xơ hòa tan tự nhiên.
Trong một thử nghiệm tiến hành trên 15 bệnh nhân tiểu đường type 2, người ta cho các bệnh nhân sử dụng hạt Methi đã loại bỏ chất béo trong 10 ngày. Lượng đường đào thải qua nước tiểu giảm đến đến 64%. Thử nghiệm này cũng rút ra rằng cơ chế hạ đường trong máu của Methi có thể do hiệu ứng ức chế sự hấp thu glucose nơi ruột và do sự cải thiện hoạt tính ngoại vi của insulin.

\r\n

hạt methi

\r\n

Hình: hạt methi

\r\n


BS Nguyễn Huy Cường
Như vậy, hạt Methi có tác dụng trị bệnh tiểu đường cho cả hai nhóm type 1 và 2. Đồng thời, hạt Methi có thể giúp hạ thấp mức đường trong máu của bạn thông qua một số cơ chế:
– Đầu tiên nó làm chậm quá trình hấp thụ của carbon.
– Thứ hai nó có thể ảnh hưởng làm ức chế quá trình vận chuyển glucose. Và tác động cuối cùng và quan trọng là nó giúp trì hoãn quá trình trống rỗng dạ dày.
– Giữ đường huyết được ổn định và không có tác dụng phụ khi dùng lâu dài.
– Ngoài chữa trị bệnh đái tháo đường, Y học cổ truyền cũng ghi nhận, hạt Methi từ xa xưa đã được dùng trị thận suy, đau dạ dày, đau ruột, chân sưng đi lại khó khăn, chữa ung thư vú, tăng tiết sữa…
Hạt Methi Ấn Độ được sử dụng với hai dạng chính là dạng hạt và dạng bột: Dạng bột, mỗi ngày dùng hai muỗng bột hạt hòa vào trong nước canh hoặc sữa. Dạng hạt, mỗi ngày uống hai hạt hoặc ngâm hạt trong cốc nước lạnh vào buổi tối và uống vào sáng ngày hôm sau.
Tuy nhiên, không nên tùy ý dùng khi chưa có sự tư vấn của bác sỹ. Người bệnh vẫn nên tới bác sỹ để được hướng dẫn sử dụng một cách chính xác và phù hợp với từng bệnh lí của mình nhằm đạt hiệu quả cao nhất.

\r\n

Rate this post
Sản phẩm đã được thêm vào giỏ hàng