Theo BS Trần Anh Tuấn, sau khi dời phòng xông hơi tuyệt đối không được tắm dù là nước nóng hay nước lạnh bởi khi vừa xông hơi xong các lỗ chân lông đang mở ra sẽ hút nước, nếu tắm ngay các lỗ chân lông sẽ co bít lại, giữ nước, gây ứ trệ, máu huyết giảm lưu thông, khiến đau nhức cơ thể và có thể bị cảm lạnh hay đau nhức mỏi người, hại phổi…
\r\n
\r\n
\r\n
\r\n
Vì vậy có thể nói xông hơi giúp bạn khỏe lên nhưng cũng có thể làm hại bạn nếu làm không đúng cách.
Những lưu ý khác khi xông hơi:
\r\n
Vệ sinh thiết bị xông hơi: lều xông hơi, phòng xông hơi, túi xông hơi sạch sẽ trước khi xông hơi
Cần tắm trước khi xông hơi, Sau khi xông hơi ít nhất 6h mới được đi tắm.
Chuẩn bị khăn sẵn để sau khi xông hơi lau khô người
Không xông hơi khi vừa dung chất kích thích có cồn: rượu, bia…
Không xông hơi khi vừa ăn lo hoặc đang đói
Phụ nữ đang mai thai hoặc có kinh nguyệt không nên xông hơi
Người bị bênh tim, hay đang bị sốt cao, bênh ngoài da cần tham khảo ý kiến bác sĩ trước khi xông hơi. Nếu xông hơi thì trong quá trình xông hơi cần có người dám sát.
Không nên xông hơi liên tục sẽ có hại cho sức khoẻ, 1 tuần chỉ xông 1-2 lần
Hiện nay, có nhiều chị em phụ nữ áp dụng xông hơi khô thường xuyên để giảm cân; điều này là không nên, vì sẽ làm mất nước nhanh, nhiều sẽ gây hại cho sức khỏe.
Khi xông, nên hít sâu vào buồng phổi bằng đường mũi, nín lại vài giây rồi thở ra từ từ bằng đường miệng.
Sau khi xông hơi nên uống một cốc trà gừng hoặc cốc nước nóng hay một bát súp
Phụ nữ ở tuổi 49 trở đi rất cần xông hơi, massage để giúp cơ thể điều chỉnh các rối loạn về nội tiết, khí huyết.
Xông hơi, massage đúng phương cách sẽ giúp phục hồi sức khỏe sau một ngày làm việc căng thẳng, giúp hết mỏi mệt, uể oải, cải thiện các chứng tích trệ, thừa mỡ, đau nhức, tẩy uế các vi khuẩn ở da…