Chỉ số đường huyết ở máy đo đường huyếtnhư thế nào thì bị coi là đái tháo đường?
\r\n
\r\n
Khi nào thì gọi là đái tháo đường?
Để xác định có đái tháo đường, cần phải thử đường huyết tĩnh mạch. Ở người bình thường: đường huyết tĩnh mạch lúc đói 70 – 100mg/dl (được gọi là đói khi nhịn ăn ít nhất 8 giờ trước khi lấy máu). Người bị đái tháo đường khi đường huyết lúc đói hơn hay bằng 126mg/dl (ít nhất 2 lần thử vào 2 ngày khác nhau).
Chú ý: không được dùng kết quả đường huyết đo bằng máy đo đường huyết tại nhà ở đầu ngón tay để chẩn đoán đái tháo đường.
Khi điều trị đái tháo đường, đường huyết bao nhiêu thì tốt?
Với một số người dễ bị hạ đường huyết (người cao tuổi, rối loạn tri giác, ăn uống kém) không nên cố gắng đạt tới mức đường huyết lý tưởng, chỉ cần giữ ở mức chấp nhận được.
Có thể thử đường huyết ở nhà hay không?
Ở nhà có thể dùng máy đo đường huyết ở đầu ngón tay để tự theo dõi đường huyết. Đây là cách theo dõi điều trị đái tháo đường thuận tiện và thường được dùng hiện nay, nó giúp đánh giá tình trạng đái tháo đường tốt hay xấu. Kết quả được đo tại nhà nhanh sẽ giúp cho bác sĩ điều trị đái tháo đường tốt hơn cho người bệnh.
Nếu có máy đo đường huyết giá rẻ, nên thử đường huyết mấy lần trong ngày và thử vào lúc nào?
\r\n
\r\n
Nên thử đường huyết ở nhà tại những thời điểm sau đây:
Thử đường huyết lúc đói (trước ăn sáng), đường huyết trước bữa ăn (trưa, tối), đường huyết 2 giờ sau ăn (sau khi bắt đầu ăn), đường huyết lúc đi ngủ (10 – 11g đêm).
Với đái tháo đường týp 1: có thể thử mỗi ngày từ 2 – 4 lần tùy trường hợp. Cần phải thử nhiều lần trong ngày khi đang cần điều chỉnh liều tiêm insulin để kiểm soát tốt đường huyết.
Với đái tháo đường týp 2: không cần thường xuyên như đái tháo đường typ 1 mà chỉ cần 2 – 3 lần/tuần.
Với bệnh nhân đái tháo đường nói chung, cần thử đường huyết khi có biểu hiện hạ đường huyết (hồi hộp, vã mồ hôi, chân tay lạnh…), gọi là hạ đường huyết khi chỉ số đường huyết < 60mg/dl.
\r\n
\r\n