Thông thường, khi bị đau nhức xương khớp hoặc trật cổ xương chân, chúng ta thường dùng “lực” để đè ép, ấn, bấm và xoa bóp cục bộ vùng đau. Có một cách điều trị mới, đơn giản và cho kết quả khả quan hơn là dùng bồn ngâm chân với nước muối ấm ngày 3 lần.
\r\n
Sau khi ứng dụng phương pháp trị liệu dùng bồn ngâm chân với muối sống và nước ấm, các bệnh nhân viêm khớp dạng thấp đều có cảm giác dễ chịu, thoải mái, các tổn thương nhanh lành và đi lại tốt. Ngoài cách pha với nước ấm, có thể điều trị khô bằng cách rang muối nóng trộn với lá trảy, ngải cứu, lá náng trắng (lá đại tướng quân) gói vào giấy báo đắp lên vùng đau.
Muối tác dụng theo cơ chế “nóng giãn, lạnh co cục bộ”. Khi chườm muối rang trộn với lá náng trắng để điều trị đau lưng cấp hoặc khi rang muối bỏ vào túi vải thô chườm vùng rốn để điều trị đau bụng cấp, muối sẽ hoạt động như một chất điện phân để giải toả cơn đau.
\r\n
\r\n
Với người bình thường, đặc biệt là các vận động viên mỗi ngày nên ngâm chân tay với nước muối ấm trong thời gian 30-45 phút vào buổi tối. Với các bệnh đau nhức khớp đầu ngón bàn tay, bàn chân, các dạng thấp, ra mồ hôi tay, viêm dây thần kinh ngoại vi đều có thể áp dụng phương pháp đơn giản, không tốn kém này tại nhà.
Vào mùa đông, thời tiết lạnh, ẩm khiến tình trạng bệnh của những người bị khớp trở nên nặng hơn. Những cách dưới đây có thể giúp bạn làm dịu những cơn đau khớp và phòng căn bệnh này.
\r\n
1. Lấy lá ngải cứu trắng rửa sạch, cho lẫn muối vào rồi nướng nóng lên, sau đó đắp vào khớp. Khi khớp bị sưng, đắp ngải cứu muối ấm sẽ làm cơn đau giảm đi, khớp bớt sưng hơn. Còn với những người có nguy cơ cao bị đau khớp (người lớn tuổi, người béo phì…) có thể dùng bài thuốc này chườm lên khớp hàng ngày sẽ có tác dụng phòng bệnh.
\r\n
2. Dùng bồn ngâm chân với nước muối ấm pha gừng. Mỗi ngày, tốt nhất ngâm chân một lần vào thời gian thuận lợi, ngâm từ 15 – 30 phút. Nước muối ấm và gừng cũng có tác dụng làm dịu cơn đau, phòng bệnh đau khớp cổ chân. Ngâm chân bằng nước ấm hàng ngày vào buổi tối không chỉ có lợi cho chân mà còn giúp phòng người nhiều bệnh cho toàn thân.
\r\n
\r\n
Ngoài ra, những người bệnh bị đau khớp, viêm khớp dạng thấp, thấp tim cần lưu ý không nên ra ngoài khi trời lạnh, đặc biệt có kèm theo mưa phùn. Độ ẩm không khí cao là nguy cơ gây đau, sưng. Hãy luôn giữ ấm bàn chân để phòng bệnh một cách hiệu quả nhất.
Những lưu ý đối với người đau khớp
\r\n
Những người bị đau khớp, viêm khớp dạng thấp tuyệt đối không được ra ngoài khi trời lạnh kèm theo mưa phùn. Bởi những lúc trời lạnh, độ ẩm cao thì tình trạng bệnh càng nặng hơn.
\r\n
Trong tình huống bắt buộc, phải đi tất ấm và dùng áo đi mưa để tránh bị ướt. Nếu quần áo bị ẩm, cần thay ngay và lau khô người, chân tay. Còn với bà con nông dân, khi khớp bị những đợt sưng cấp tuyệt đối không được lội nước, lội bùn. Tốt nhất người nông dân khi làm ruộng nên đi ủng để chân vẫn luôn khô ráo”.
\r\n
Viêm khớp dạng thấp là bệnh lý mãn tính, có thể gây những di chứng nặng nề như: dính, biến dạng khớp dẫn đến tàn phế. Ở Việt Nam, khoảng 0,3% – 0,5% dân số mắc bệnh, trong đó 80% là nữ giới ở độ tuổi từ 30 trở lên.
\r\n
Người bị viêm khớp dạng thấp phải được điều trị sớm để tránh tình trạng bị dính, biến dạng khớp dẫn đến tàn phế. Có rất nhiều loại thuốc trị bệnh trên thị trường nhưng người bệnh không được tự ý dùng thuốc vì có thể có những tác dụng phụ. Đặc biệt, những thuốc điều trị về thấp khớp rất dễ ảnh hưởng đến dạ dày.
\r\n
Ngoài ra còn một số cách phòng bệnh khớp
\r\n
1. Thường xuyên vận động:Việc luyện tập không chỉ tốt cho hệ tim mạch mà còn tốt cho hệ xương, cơ và khớp.
\r\n
2. Căng duỗi: Căng duỗi sẽ giúp cơ bắp được tăng cường và củng cố các khớp. Lưu ý là phải khởi động kỹ các khớp trước khi thực hiện bài tập căng duỗi nếu không sẽ có thể dẫn tới kết quả ngược.
\r\n
3. Ăn uống hợp lý: Xương của bạn cần một lượng lớn dinh dưỡng để khỏe mạnh. Vì thế các thực phẩm giàu vitamin C và E, canxi sẽ hỗ trợ cho hệ khớp trong cơ thể không bị sớm suy thoái.
\r\n
4. Uống đủ nước: Nước chiếm 70% thành phần của sụn và duy trì sự trơn tru giữa 2 đầu xương.