Đối với biến chứng bàn chân, muốn phòng tránh trước hết người bệnh phải tạo cho mình thói quen
– Tự kiểm tra bàn chân mỗi ngày (kiểm tra khắp bàn chân, từ lòng tới những kẻ chân, nơi khó quan sát, để có thể thấy được những bất thường dù là nhỏ nhất). Giữ vệ sinh sạch sẽ,
– Ngâmchân, rửa chân hàng ngày bằng nước ấm (không nên ngâm chân trong nước quá lâu chỉ tù 0-15 phút, tránh làm khô da, luôn thử nhiệt độ của nước để tránh quá nóng, luôn làm khô các kẽ chân sau khi ngâm rửa). Luôn giữ da chân mềm mại, giữ gót chân không bị chai, vảy sừng (có thể dùng kem làm mềm da hay vaselin để làm mềm, những tránh không được thoa kem làm mềm vào các kẽ chân, vì đó là điều kiện để gây nên các vết nhiễm trùng nếu có trầy xước).
– Cắt móng chân mỗi tuần hay khi cần (không nên để móng chân quá dài, hay góc cạnh để tránh làm tổn thương da).
– Luôn mang giày và tất mềm (tránh giẫm phải những dị vật có thể làm tổn thương lòng bàn chân, và những vết chai da).
– Bảo vệ chân trước môi trường quá nóng hoặc lạnh. Luôn giữ dòng máu lưu thông tốt ở chân (luôn cử động cẳng, bàn chân mỗi 5 phút hay nhón gót tại chỗ nhằm tăng co bóp các cơ vùng cẳng chân giúp máu lưu thông tốt hơn, không nên mang vớ và quần quá chật).
– Tăng cường hoạt động thể chất, tập luyện mỗi ngày 30 phút. Các môn thể dục có thể thực hiện được như đi bộ, đạp xe đạp, bơi lội,… Tránh các hoạt động gắng sức hoặc các hoạt động làm tăng áp lực tì đè lên bàn chân như chạy, nhảy…
– Luôn luôn hỏi ý kiến của bác sĩ chuyên khoa trước khi thực hiện bất cứ những hoạt động nào. Vì đôi khi những hoạt động đó có thể làm nặng thêm tình trạng tổn thương bàn chân.
– Hãy tái khám ngay khi bàn chân có biểu hiện bất thường: đau, loét, đốm đỏ hay sưng… Kiểm tra cảm giác của bàn chân mỗi lần đi khám ít nhất 1 lần/năm.
\r\n
\r\n
\r\n
– Trước hết, hãy pha các loại tinh dầu trộn đều với nước.
– Đổ hỗn hợp dầu trên vào trong chậu và ngâm chân vào. Có thể lựa chọn bồn ngâm chân bằng gỗ hay các loại bồn bằng điện có kích thích hồng ngoại
– Lựa chọn tinh dầu hay thuốc ngâm chân: nên dùng các loại tinh dầu loại nhẹ ít chất xút, nhiều chất giữ ấm da, ít mùi thơm. Sau khi ngâm, dùng thêm các loại cream, lotion để giữ ẩm da, đặc biệt ở vùng gót chân, để ngừa các tổn thương da do chứng khô da gây nên như: cục chai, mắt cá, nứt nẻ chân.
– Lưu ý nhiệt độ: cẩn thận khi dùng nước nóng, ngâm chân nước nóng, chườm nóng… Không ngâm nước nóng lâu, vì có thể gây bỏng do cảm giác da của bệnh nhân đái tháo đường (ĐTĐ) đã bị suy giảm.
-Chỉ cần ngâm chân trong khoảng 10 phút là đủ, sau đó, lau chùi chân thật khô.
– Sau khi ngâm chân giữ da sạch và khô: rửa sạch bàn chân bằng xà phòng mỗi ngày và lau thật khô, nhẹ nhàng, không làm cọ xát mạnh.