Phương pháp ngâm chân truyền thống

Ngâm chân trong nước, ngoài mục đích giúp chân sạch sẽ, còn có lợi cho sức khoẻ. Ngâm chân bằng nước ấm và một ít thảo dược là một phương pháp dưỡng sinh cổ truyền, y học gọi là tắm chân. Các nhà đông y cho chân là gốc của cơ thể, nó vận hành khí huyết liên hệ với lục phủ ngũ tạng, nối liền với các cơ quan quan trọng trong cơ thể, do vậy việc bảo vệ chân có tác dụng tốt trong bảo vệ sức khoẻ. Trong dân gian lưu truyền câu “dưỡng thụ hộ căn, dưỡng nhân hộ cước”. (nuôi cây bảo vệ gốc, nuôi người bảo vệ chân).

\r\n

ngâm chân

\r\n

Y học hiện đại còn gọi bàn chân là “trái tim thứ hai ‘’, chân được đặt ở vị trí ở đầu cuối của cơ thể, cách xa tim, được cung cấp máu ít, máu ở chân lưu thông tương đối chậm, hai bàn chân dễ bị lạnh làm cho nhiệt ở đường hô hấp và khoang bụng giảm, sức đề kháng của cơ thể yếu. Vì vậy đôi chân rất cần được chăm sóc thường xuyên.
Dưới bàn chân có nhiều đầu mút thần kinh thông với đại não, nếu kiên trì ngâm chân thì nước nóng sẽ kích thích các đầu mút thần kinh, phản xạ đến vỏ đại não, làm tăng tuần hoàn máu, điều chỉnh chức năng của trạng thái sinh lý của tổ chức bộ máy trong cơ thể. 
Khi ngâm chân nhiệt độ tốt nhất từ 40-50 độ c, cảm thấy ấm là được, vừa ngâm chân vừa thêm nước nóng để giữ độ ấm ổn định, ngâm cả bàn chân từ 15- 25 phút là được. Ngâm xong dùng khăn lau khô và day nhẹ một số huyệt dưới bàn chân, động tác nhẹ nhàng, liên tục và quấn khăn giử ấm cho hai bàn chân. Làm như vậy có tác dụng làm giản nở mạch máu, giúp máu lưu thông tốt, đầu mút các thần kinh hưng phấn tuần hoàn máu tăng nhanh. Không chỉ bảo vệ sức khoẻ mà còn có tác dụng giảm nhức đầu; mất ngũ suy nhược cơ thể; cao huyết áp; lạnh chân; đau nhức lâu ngày; tiểu đêm; hay bị cảm; …. rất nhiều tác dụng chỉ với một phương pháp ngâm chân đơn giản này. 
Ngoài ra, khi ngâm chân bằng bồn ngâm chân trị liệu có hồng ngoại và bằng nước ấm với một số dược thảo được hoặc tinh dầu còn nâng cao nhiều hơn nữa tác dụng của công việc này, làm tăng sự thư giãn, chữa chứng mất ngủ, sưởi ấm cơ thể, làm đau nhức xương khớp.
Thông thường nên ngâm chân sau khi ăn một giờ hoặc trước lúc đi ngủ. Khi ngâm chân xong dùng khăn khô lau sạch và giữ ấm hai bàn chân, chú ý tránh gió trong quá trình tắm chân. Nếu ngâm chân mà thấy trong người khó chịu thì nên ngừng ngay có thể là không thích hợp, nhưng trường hợp này rất hiếm gặp. 

Đôi chân đóng vai trò quan trọng đối với sức khoẻ con người là trụt cột của cơ thể. Nếu bạn giữ đôi chân tốt có nghĩa là bạn đã gìn giữ sức khoẻ tốt của mình. Bước đi ngàn dặm không lúc nào thiếu bóng bàn chân. Tại sao chúng ta không gìn giữ nó thật tốt để dùng lâu dài cho niềm vui có được một sức khoẻ luôn đầy tràn bằng công việc đơn giản này! 
Cách ngâm chân này trừ được chứng lạnh chân và tiểu đêm rất hay, ngay cả người bị phù do thận suy yếu cũng có tác dụng. Mỗi ngày nên ngâm một lần cho đến khi giảm hẳn. 

Ai cũng có thể áp dụng phương pháp ngâm chân này nhưng đối với một số người nên có người giám sát khi ngâm chân: người già, người bị huyết áp cao, người bị bệnh tiểu đường, trẻ em
Khi ngâm chân cũng nên lựa chọn loại 
bồn ngâm chân tốt có thể đun nóng được nước để tiện ngâm về mùa đông, nhưng phải kiểm soát nhiệt độ không để nước quá nóng dễ gây bỏng.

Rate this post
Sản phẩm đã được thêm vào giỏ hàng