Viêm xoang gây ra rất nhiều phiền toái, đau đớn cho người bệnh, chúng thường có các triệu chứng biểu hiện ra bên ngoài , và cách điều trị bệnh viêm xoang bằng máy xông khí dung
\r\n
\r\n
\r\n
Viêm xoang gây ra rất nhiều phiền toái, đau đớn cho người bệnh, chúng thường có các triệu chứng biểu hiện ra bên ngoài như sau:
\r\n
Có tất cả 5 triệu chứng của bệnh viêm xoang
1. Đau nhức: vùng bị nhức tùy theo xoang bị viêm
a. Xoang hàm: nhức vùng má.
b. Xoang trán: nhức giữa 2 lông mày. Có giờ nhất định, thường là 10 giờ sáng.
c. Xoang sàng trước: nhức giữa 2 mắt.
d. Xoang sàng sau, xoang bướm: nhức trong sâu, nhức vùng gáy.
2. Chảy mũi:
a. Viêm dị ứng: chảy mũi trong rất nhiều.
b. Viêm do vi khuẩn: chảy mũi đục, có khi như mủ.
Viêm các xoang trước, chảy ra mũi trước.
Viêm các xoang sau, chảy vào họng.
3. Nghẹt mũi:
Đây là triệu chứng vay mượn của mũi. Có thể nghẹt 1 bên, có thể nghẹt cả 2 bên.
4. Ngứa mũi:
Dị ứng mũi xoang.
5. Điếc mũi:
Ngửi không biết mùi. Thường là viêm nặng, phù nề nhiều, mùi không len lỏi lên đến thần kinh khứu giác.
Viêm xoang khó phát hiện: không có các triệu chứng trên, hoặc chỉ có một triệu chứng đơn độc mà thôi.
Viêm xoang dễ phát hiện: có ít nhất 3 triệu chứng trên.
Trường hợp đặc biệt: viêm xoang hàm do răng. Chỉ xoang hàm một bên viêm nặng mà thôi do vi khuẩn từ sâu răng đưa vào xoang. Mủ chảy vào mũi, rất hôi.
Điều trị viêm xoang như thế nào?
– Điều trị viêm xoang không khó khăn lắm, chỉ cần bệnh nhân tuân thủ đúng liều thuốc, thời gian điều trị và lời khuyên của bác sĩ. Nên khám bệnh ở các cơ sở chuyên khoa, nếu tự ý dùng thuốc có thể gây nhờn thuốc hoặc gặp các tác dụng ngoại ý của thuốc gây hại đến sức khỏe.
– Nếu sổ mũi, nghẹt mũi, đau đầu, đàm xuống họng… Có thể dùng thuốc kháng sinh, kháng Histamine, giảm đau giảm xung huyết (như đối với Decolgen, Actifed… người cao huyết áp phải thật cẩn thận khi dùng), có thể dùng thêm thuốc xịt mũi, xông mũi tại nhà theo chỉ định của bác sĩ.
Cần lưu ý gì để phòng ngừa bệnh viêm xoang?
– Đeo khẩu trang khi đi đường và đi làm công việc nhiều bụi bặm.
– Trước khi vào đợt viêm xoang, có thể ngứa mũi, muốn hắt xì nhưng không làm được, một số người đã ráy mũi, tuy đỡ khó chịu hơn nhưng dễ mang vi trùng vào và làm cho bệnh nặng thêm.
– Khám và điều trị sớm các biểu hiện ở mũi, họng… để tránh bị viêm xoang mãn tính.
– Không đi bơi khi đang đợt viêm mũi xoang.
– Không nên cố gắng hỷ mũi mạnh khi mũi không thông vì như vậy sẽ đẩy chất viêm vào vòi nhĩ và tai.
– Chỉ hỉ mũi ra, không hít ngược vào trong như trẻ nhỏ thường làm.
– Bệnh có thể lây lan vì vậy không dùng chung vật dụng cá nhân với người bị viêm xoang.
– Để điều trị viêm xoang, ngoài việc dùng thuốc, trong một số trường hợp bác sĩ sẽ có chỉ định xông mũi tại nhà. Bệnh nhân có thể mua dễ dàng dụng cụ máy xông mũi họng tại các nhà thuốc.
Cách xông mũi bằng máy xông mũi họng
Để đưa thuốc vào máy xông, ta cần làm theo các bước:
\r\n
1. Mở phần dưới của ống xông
\r\n
2. Đổ thuốc vào theo chỉ định của bác sĩ. Ống xông không nên chứa quá 6ml (6 cc thuốc)
\r\n
3. Đóng phần nắp lại
\r\n
4. Cắm ống xông vào miệng xông.
\r\n
Lưu ý: Miệng xông chỉ được sử dụng để xông miệng.
\r\n
Cách sử dụng máy xông khí dung
\r\n
1. Cắm vòi xông vào máy nén khí, nhưng chưa cắm ống xông.
\r\n
2. Chắc chắn rằng bộ lọc khí đã được lắp vào máy nén khí.
\r\n
3. Bật nút khởi động.
\r\n
4. Sau khi máy chạy được 1-2 phút, cắm vòi xông vào ống xông.
\r\n
5. Bắt đầu sử dụng và điều trị theo quy định của bác sĩ.
\r\n
6. Hít vào và thở ra tự nhiên. Dừng lại khi thuốc đã hết.
\r\n
7. Khi sử dụng xong, tắt nút khởi động trước khi
\r\n
rút vòi xông.
\r\n
Lưu ý: Không sử dụng máy xông khí dung gần đối tượng dễ cháy hoặc các vị trí gần vật liệu nổ.
\r\n
\r\n