Mùa đông, nhiều gia đình dùng túi sưởi, miếng dán giữ nhiệt, chăn đệm sưởi… Tuy nhiên, chúng tiềm ẩn nguy cơ cháy nổ, giật, bỏng nếu không dùng đúng cách.
\r\n
Theo vnexpress.net thì những thiết bị sưởi ấm vào mua đông tuy có nhiều thiết thực nhưng phải cẩn thận khi sử dụng. Sau đây chúng tôi xin tổng hợp một số lưu ý khi sử dụng các sản phẩm này.
\r\n
Khi sử dụng các thiết bị điện để sưởi, người tiêu dùng nên đọc kỹ và tuân thủ đúng hướng dẫn của nhà sản xuất để đảm bảo an toàn. Ảnh minh họa: P.N. |
\r\n
Dưới đây là một số lưu ý khi sưởi ấm trong mùa đông:
– Túi sưởi
Không dùng vật sắc nhọn vạch lên túi, không được để vật nặng đè lên, không ngồi lên, tránh gây bục túi dẫn đến bị rò dung dịch, rò điện. Nếu túi đã bị rò rỉ tuyệt đối không sử dụng. Không đổ dung dịch trong túi ra ngoài, không dùng bất cứ dung dịch nào thay thế dung dịch chuyên dùng của túi để tránh xảy ra sự cố nguy hiểm. Khi đang cắm điện không được lau, rửa hoặc ngâm túi trong nước. Nếu túi bị ướt nhất định phải lau khô mới được cắm điện sử dụng.
Ngoài ra, một nguyên tắc bất di bất dịch khác khi sử dụng là tuyệt đối không sử dụng túi khi đang cắm điện. Khi cắm điện không được ngồi gần, không được đặt bất cứ thứ gì lên trên (kể cả khi đã rút ra).
Cần kiểm tra túi trước khi cắm xem có rách mép hay rò rỉ nước hay không. Không nên cắm điện quá lâu, nếu thấy túi phồng hơn bình thường cần phải ngắt điện ngay.
– Đèn sưởi nhà tắm
Thông thường các nhà tắm đều được lắp bình nóng lạnh, giờ lại cộng thêm đèn sưởi thì mức tiêu thụ điện năng sẽ lên rất cao, dễ gây quá tải cho dây dẫn.
Do đó, người sử dụng cần lưu ý bật bình nóng lạnh trước 10-15 phút cho đủ nóng, tắt bình trước khi tắm rồi bật đèn sưởi trong lúc tắm. Như vậy, vừa an toàn không sợ hở điện ở bình nóng lạnh theo nước khiến người tắm bị điện giật, vừa giảm công suất điện năng tiêu thụ trong cùng một thời điểm.
Ngoài ra, cần tránh để ổ cắm điện ngay trong phòng tắm mà chuyển ra ngoài vì khi hơi nước bốc lên khắp phòng tắm, có thể gây nguy cơ nhiễm điện từ ổ cắm, làm người tắm bị điện giật.
– Miếng dán giữ nhiệt
Nhiệt độ cao nhất của miếng dán phát nhiệt là 65 độ C, có thể giữ nhiệt ổn định trong khoảng 12 tiếng trở lên. Vì vậy, buổi tối khi ngủ say không nên sử dụng tránh nhiệt độ cao gây bỏng.
Nên tránh sử dụng cùng một vị trí trong thời gian dài, thỉnh thoảng thay đổi bóc và dán sang vị trí khác. Đồng thời phải chú ý trạng thái của da, nếu thấy có biểu hiện bất thường phải bóc ra ngay. Phụ nữ có thai, trẻ sơ sinh, người có bệnh về da hoặc ung thư cấp tính không được sử dụng.
Không nên dán trực tiếp vào da mà dán qua một lớp áo. Đối với trẻ nhỏ, da mỏng dưới 2 tuổi không nên dùng vì có thể bị bỏng. Trẻ lớn hơn – dưới 6 tuổi, khi dùng, có thể dùng miếng lót may sẵn hoặc gói vào chiếc khăn bông tránh tiếp xúc trực tiếp.
– Chăn điện
Điều cần lưu ý khi dùng chăn, đệm điện là không nên bật công suất tối đa. Ban đầu có thể bật số lớn nhất nhưng sau khoảng nửa giờ cần đưa về mức trung bình, bởi nhiệt độ chăn điện khi bật tối đa có thể lên tới 60 độ C, thậm chí cao hơn và không tốt cho sức khỏe, nếu có trẻ con có thể bỏng nhẹ, rát da.
Không nên giặt chăn điện, tránh tiếp xúc với nước khiến bộ điều khiển bị ướt, gây chập. Thay vì đó hãy mua thêm một cái vỏ bọc ngoài.
– Sưởi ấm bằng củi, than tổ ong
Không nên sưởi ấm bằng cách đốt củi hoặc để bếp than tổ ong trong nhà, vì nguy cơ gây bỏng với trẻ, ngộ độc khí… Trong trường hợp nhất thiết phải đốt than, củi sưởi ấm thì tuyệt đối không được đốt trong phòng kín, tạo không khí thoáng, xa tầm với của trẻ, đặc biệt người lớn phải luôn cảnh giác.