Khi mua máy đo đường huyết trên thị trường cần lưu ý một số các thông số như tốc độ đo và bộ nhớ, nguồn gốc rõ ràng, máy sử dụng đơn giản, lượng máu ít, que thử có dễ mua không và giá cả như thế nào, đơn vị đo, điều kiện bảo quản, xuất xứ, chế độ bảo hành…
\r\n
Máy đo đường huyết dùng để kiểm tra lượng đường huyết phục vụ quá trình điều trị cho bệnh nhân tiểu đường, kết quả phụ thuộc nhiều vào đầu que thử. Tại đầu que thử có thuốc thử, thông qua phản ứng điện hóa giữa thuốc thử ở đầu que thử và lượng đường trong máu, máy sẽ hiển thị mức đường huyết tương ứng. Kết quả đo đường huyết tại nhà chỉ phản ánh mức đường huyết tại thời điểm kiểm tra. Không thể dựa vào kết quả đo tại nhà mà người dùng tự chuẩn đoán bệnh được. Để biết chính xác phải nhờ đến sự trợ giúp của các bác sĩ có chuyên môn.
\r\n
Máy đo tiểu đường chỉ được dùng để theo dõi hiệu quả của việc dùng thuốc, tập luyện và ăn uống của bệnh nhân tiểu đường. Khi tự theo dõi mức đường huyết tại nhà bạn chỉ nên sử dụng một loại máy đo đường huyết và nên ghi lại kết quả đo vào sổ theo dõi để hỏi ý kiến bác sỹ hoặc người có chuyên môn. Ngoài việc thường xuyên kiểm tra đường huyết, người tiểu đường nên thường xuyên đến cơ sở y tế để kiểm tra định kỳ. Mọi kết quả kiểm tra đường huyết tại nhà chỉ mang tính tham khảo, hãy hỏi ý kiến bác sĩ để có kết quả chính xác nhất.
Trên thị trường có rất nhiều loại máy đo đường huyết, vì vậy khi chọn mua các bạn nên chọn máy phù hợp với điều kiện kinh tế và phù hợp với bản thân. Doca xin chia sẻ cho các bạn một số cách chọn máy đo đường huyết như sau:
1. Xuất xứ: Có hai loại đó là hàng chính hãng và hàng xách tay. Hàng chính hãng sẽ được bảo hành tại hãng, còn hàng xách tay được nhập từ nước ngoài, tùy thuộc vào điều kiện bảo hành của các công ty bán. Bạn nên mua máy chính hãng để được hưởng chế độ bảo hành tốt nhất.
2. Sử dụng đơn giản: Máy càng sử dụng đơn giản càng tốt cho người sử dụng.Điều này càng quan trọng hơn nếu người dùng là người lớn tuổi. Tuy nhiên, giá thành có thể sẽ cao hơn nhiều lần.
\r\n
\r\n
\r\n
3. Lượng mẫu máu: khi sử dụng máy đo tiểu đường thường phải lấy máu. Việc lấy máu rất quan trọng, nếu dùng nhiều lần thì nên chọn loại lấy ít máu, ít gây cảm giác đau nhất.
4. Que thử: que thử ảnh hưởng rất nhiều đến độ chính xác của kết quả đo. Que thử chịu tác động nhiều của thời tiết. Ở Việt Nam khí hậu nóng ẩm mưa nhiều nên chọn máy đường huyết có độ bên cao, chịu được sự thay đổi của thời tiết. Que thử dễ dàng được tìm mua, thuận tiện cho người dùng.
5. Nhiệt độ bảo quản và hoạt động: Nên chọn máy có độ bền cao, khả năng hoạt động tốt trong thời gian dài, bảo quản dễ dàng.
6. Tỷ lệ hồng cầu: tỉ lệ hồng cầu trong máu của mỗi người là khác nhau, kết quả đo phụ thuộc vào tỷ lệ hồng cầu trong máu.Vậy nên chọn máy có giải tỷ lệ hồng cầu càng rộng càng tốt.
7. Tốc độ đo, bộ nhớ và đơn vị đo: ngoài những yếu tố trên, tốc độ đo và bộ nhớ lớn cũng là các thông số cần tính đến khi chọn mua máy đo đường huyết. Máy đo đường huyết có tốc độ đo nhanh (tốc độ đo nhanh nhất hiện nay là 5 giây) sẽ làm giảm thời gian que thử tiếp xúc với không khí và cũng đỡ mất thời gian chờ đợi của bệnh nhân. Bộ nhớ lớn có thể lưu được nhiều kết quả đo giúp người dùng kiểm soát một cách dễ dàng (bộ nhớ lớn không tỷ lệ với kích thước của máy). Nhiều máy cải tiến có kích thước nhỏ gọn nhưng lại lưu được nhiều kết quả đo. Việc lưu lại kết quả đo giúp bạn dễ dàng theo dõi xu hướng tăng hay giảm cũng như kiểm soát tốt mức đường huyết trong vùng an toàn.
Máy đo đường huyết tại nhà có rất nhiều mẫu mã trên thị trường, nhiều người vẫn có suy nghĩ máy đắt tiền đồng nghĩa với chất lượng cao và nên chọn mua. Đó là một suy nghĩ sai lầm, máy đắt tiền chưa hẳn chất lượng đã tốt và phù hợp với người sử dụng. Vì vậy khi mua máy đường đo đường huyết cho bản thân hoặc người thân hãy tìm hiểu kĩ các thông tin trên và chọn được chiếc máy phù hợp với giá thành rẻ nhất.