Kiếm soát tiểu đường với thiết bị y tế tại nhà

Tiểu đường là môt bệnh mãn tính phổ biến trong cuộc sống hiện nay và đang có xu hướng gia tăng nhanh chóng. Quy trình điều trị lâu dài có thể kéo dài suốt đời vì vậy người bệnh cần trang bị cho mình những thiết bị y tế tại nhà để có thể tự theo dõi sức khỏe, tình hình điều trị bệnh và kiểm soát một cách kịp thời để có hướng thay đổi phù hợp.

\r\n

 Dưới đây là một số thiết bị y tế nên có trong nhà bệnh nhân tiểu đường nhằm kiểm soát bệnh tốt nhất:
Máy đo đường huyết tại nhà (máy đo tiểu đường)
Máy đo đường huyết giúp bạn kiểm soát được chỉ số đường huyết, giúp bạn duy trì đường huyết ở mức độ bình thường, trì hoãn được sự bắt đầu của các biến chứng.
Máy đo đường huyết cho bạn thấy chỉ số đường huyết đang ở mức nào để bạn có thể ngăn chặn và điều chỉnh kịp thời chế độ ăn uống, sinh hoạt. Chế độ ăn uống hợp lý: ăn uống ít carbohydrate tinh chế và kết hợp ăn nhiều trái cây tươi, rau, ngũ cốc, ăn chất béo không bão hòa đơn ( như dầu ôliu)
Bệnh nhân có thể kiểm tra ngay tức thì tại nhà, bất kỳ lúc nào cảm thấy mệt mỏi bạn có thể kiểm tra ngay để có thể uống thuốc nhanh chóng, tránh những trường hợp tăng hay giảm đường huyết đột ngột và không mất thời gian khám tại các cơ sở y tế nếu chỉ có những thay đổi nhỏ.
Máy đo đường huyết sẽ cho bạn biết nên tập luyện như thế nào là tốt nhất, biết trọng lượng thế nào là thích hợp, là an toàn. Luôn duy trì một trọng lượng khỏe mạnh cho cơ thể. Nếu bạn đang thừa cân, tăng cân nhiều hơn số cân bị sụt thì nguy cơ tiểu đường của bạn sẽ thấp hơn.
Máy đo đường huyết giúp bạn nên dùng thuốc ở lượng thuốc là bao nhiêu, giúp cho bệnh nhân hiểu rõ về bệnh của mình để tự chăm sóc, lo liệu cho bản thân, giảm sự phụ thuộc và bên ngoài, tự chủ trong điều trị và theo dõi bệnh.

\r\n

Mục tiêu đường huyết của người bệnh ĐTĐ trước bữa ăn là từ 3,9 – 7,2 mmol/l và sau bữa ăn (2giờ) là dưới 10 mmol/l. Tuy nhiên, khi đường huyết nằm ngoài khoảng trên (ví dụ 8,0 – 15,0mmol/l) thì nhiều bệnh nhân cũng không thấy có biểu hiện gì đặc biệt. Vì thế, nếu không đo đường huyết hằng ngày thì họ sẽ không thể biết mình đã rơi vào vùng đường huyết nguy hiểm, đặc biệt là khi đường huyết bị hạ quá thấp < 3,0mmol/l.
Đối với bệnh nhân mới được chẩn đoán, đường huyết còn cao hoặc mới thay đổi chế độ điều trị thì cần đo đường huyết 2-4 lần/ngày. Còn khi đường huyết đã được kiểm soát tốt thì cũng cần đo ít nhất 2 lần/tuần. Lưu ý là khi bị ốm, sốt hay tiêu chảy… thì người bệnh cần đo đường huyết nhiều lần hơn. Đặc biệt, khi có cảm giác đói nhiều thì cần kiểm tra ngay xem có đúng bị hạ đường huyết không và hạ đến mức nào.
– Trên thị trường có nhiều loại máy đo tiểu đường tại nhà. Để có được loại máy tốt và độ chính xác cao thì người bệnh phải lưu ý chọn máy đo của các công ty có uy tín (đạt tiêu chuẩn ISO), có văn phòng đại diện tại Việt Nam và máy phải được bảo hành trọn đời. Tốt nhất nên tham khảo ý kiến bác sĩ điều trị xem loại máy nào là phù hợp. Không nên mua các loại máy đo đường huyết kiểu hàng “xách tay” vì chất lượng không đảm bảo và khó mua que thử về sau.

\r\n

 

\r\n

máy đo đường huyết

\r\n

 

\r\n


Máy đo huyết áp: Theo các nghiên cứu, trên 60% người bệnh tiểu đường có khả năng tăng huyết áp và chính tăng huyết áp là nguyên nhân thúc đẩy suy thận, mù lòa và cũng là nguyên nhân quan trọng gây tử vong ở người bệnh tiểu đường. Trong khi đó, tăng huyết áp rất khó kiểm soát, ngay cả khi đã dùng đến 2 – 3 loại thuốc hạ huyết áp. Và khi huyết áp tăng rất cao thì cũng thường ít có biểu hiện nên nếu không đo thì rất dễ bỏ sót và không phát hiện ra được. Vì vậy cần trang bị máy đo huyết áp để kiểm soát tốt huyết áp của mình.
Những người bệnh bị tăng huyết áp nên đo huyết áp ít nhất 2 lần/ngày, vào buổi sáng và buổi chiều. Ngoài ra mỗi khi có sự thay đổi trong cơ thể như mệt mỏi, đau đầu, chóng mặt… cũng nên kiểm tra để đảm bảo an toàn.
Nhiệt kế: Đường huyết tăng cao sẽ ức chế hoạt động của hệ thống miễn dịch trong cơ thể. Cộng với các biến chứng tim mạch, thần kinh, mắt… khiến người bệnh rất dễ bị nhiễm khuẩn, kể cả các nhiễm khuẩn nặng như lao phổi, viêm phổi, loét chân, nhiễm khuẩn huyết. Những bệnh nhân lớn tuổi hoặc có nhiều biến chứng sẽ có phản ứng rất kém và thầm lặng với nhiễm khuẩn. 
Nếu thấy ho kéo dài, đái buốt, đái dắt hoặc có vết loét nhỏ ở chân hay đơn giản là khi thấy đường huyết cao kéo dài bất thường thì người bệnh đái tháo đường phải kiểm tra ngay xem có phải mình đang bị viêm nhiễm ở đâu không. Cách đơn giản nhất là cặp nhiệt độ xem mình có bị sốt không vì khi viêm nhiễm thường có phản ứng sốt.

\r\n

Trên đây là những thiết bị cần thiết trong mỗi gia đình giúp phát hiện những thay đổi bất thường trên cơ thể một cách nhanh chóng và khoa học.

\r\n

 

Rate this post
Sản phẩm đã được thêm vào giỏ hàng