\r\n
Gừng có rất nhiều công dụng cả về giá trị dinh dưỡng và y tế, vừa là thuốc vừa là gia vị cho nhiều món ăn thơm ngon hương vị đặc sắc hơn. Tuy nhiên, khi dùng gừng phải thận trọng trong một số trường hợp.
\r\n
Y học hiện đại đã có những nghiên cứu và chứng minh những kinh nghiệm dân gian của các nước châu Á về sử dụng gừng vvào việc làm thuốc và phát hiện thêm nhiều tác dụng quý của củ gừng.
\r\n
Gừng là một loại gia vị nấu ăn không thể thiếu trong các bữa ăn. Nó giúp làm gia vị tăng cảm giác ngon miệng và kích thích mùi thơm đặc trưng của thực phẩm, giảm bớt mùi hôi khó chịu của thực phẩm không được tươi ngon và còn giảm bớt nhiều thành phần có hại tiềm tàng trong thực phẩm.
\r\n
Nghiên cứu khoa học hiện đại cho thấy gừng có thành phần hóa học phức tạp chứa zingiberene, phellandrene, xeton, gừng, citral, dầu thơm, capsaicin, diphenyl-heptan… nhiều loại vật liệu, làm cho nó đa năng hoạt động sinh học.
\r\n
Theo Đông y, gừng có vị cay tính ấm, có thể sử dụng làm nhiều vị thuốc khác nhau, như sinh khương (gừng tươi), bào khương (vỏ củ gừng), can khương (gừng khô). Gừng có nhiều tác dụng như chỉ khái (trị ho), giải cảm hàn, đầy hơi, trướng bụng, tăng cường tuần hoàn huyết dịch bằng cách xoa bóp với rượu gừng hoặc ngâm chân nước gừng nóng…
\r\n
Vào những ngày lạnh việc ngâm chân trong nước gừng trong bồn ngâm chân giúp giảm lạnh rất tốt. Ngoài ra ngâm chân còn giúp ngủ ngon, giảm căng thẳng mệt mỏi, giảm bệnh lạnh bàn tay chân… Tuy nhiên, không nên quá lạm dụng gừng vì gừng chỉ giúp giải lạnh chứ không chống được thấp khớp như nhiều người nhầm tưởng.
\r\n
Thực tế, nếu là đột quỵ hoặc có cơn cao huyết áp mà uống nước gừng nóng thì rất nguy hiểm đến tính mạng, bởi nước gừng nóng có thể gây giãn mạch, đứt mạch máu ở người huyết áp cao.
\r\n
Ngoài ra, đối với những người có huyết áp thấp, khi bị tụt huyết áp thì uống nước gừng là tốt, nhưng đối với người có huyết áp cao thì không thể uống nước gừng trong bất cứ lý do gì, đặc biệt là uống nước gừng vào đúng thời điểm đang lên cơn huyết áp cao. Lúc ấy nước gừng sẽ như chất kích thích làm cho huyết áp tăng cao, từ đó có thể gây vỡ động mạch dẫn đến tai biến…
\r\n
Nóng lạnh đột ngột dễ đột quỵ
\r\n