MÃ SẢN PHẨM:
Tình trang: hết hàng !
170.000 đ
Tổng quan về hạt Methi
1. Hạt Methi là gì?
Hạt Methi có tên khoa học là fenugreek hay foenum-graecum, (bắt nguồn từ tiếng Latinh). Methi là tên gọi theo tiếng Phạn (Methika), xuất phát từ Ấn Độ. Ngoài ra, trong Đông Y hạt Methi được gọi là hạt Hồ Lô Ba (Hu Lu Ba). Trong tiếng Thụy Điển, nó có tên là “bockhornsklöver”. Trong tiếng Đức, nó có tên là “Bockshornklee”. Hạt Methi (Fenugreek) thuộc họ nhà đậu, cây trưởng thành cao khoảng từ 30-60 cm cho thu hoạch 2 vụ mỗi năm.Hạt có màu vàng hoặc hổ phách, có vị cay đắng gần như nghệ, mùi thơm đặc biệt. Cây Methi thuộc loại bán khô hạn, được trồng chủ yếu tại các nước: Ấn Độ, Pakistan, Bangladesh, Argentina, Ai Cập, Pháp, Tây Ban Nha, Thổ Nhĩ Kì, Marốc và Trung Quốc. Trong đó Ấn Độ là quốc gia xuất khẩu nhiều nhất trên thế giới. Bộ phận được sử dụng chủ yếu là lá và hạt của cây Methi.Methi được dùng như một loại thảo dược có nhiều tác dụng khác nhau mà tiêu biểu nhất là làm giảm cholesterol, làm hạ mức đường huyết cho người mắc bệnh tiểu đường, và tăng lượng sữa cho bà mẹ mang bầu….
Hiện nay, tại Việt Nam nhiều người mắc bệnh tiểu đường đã tìm đến hạt Methi với hy vọng có thể chế ngự được những tác hại của bệnh tiểu đường và tăng cường sức khỏe.
Kết quả nghiên cứu của tiến sĩ Manoj Bhat và các nhà khoa học tại Trung tâm nghiên cứu Khoa học tế bào quốc gia Ấn Độ về “Hiệu quả hạ đường huyết của hạt Methi” được công bố trên tạp chí “Phytotherapy Research” và “The British Journal of Pharmacology đã chỉ ra rằng việc sử dụng Methi trong khẩu phần ăn của bệnh nhân tiểu đường type 1 sẽ giúp giảm mức đường trong nước tiểu xuống 54%/24h bằng cách cho thêm một muỗng hạt Methi vào các bữa ăn hằng ngày của họ. Nhờ sự hiện diện của chất xơ tự nhiên galactomannan, hạt Methi làm giảm tốc độ hấp thụ đường vào máu. Các axít amin (4-hydroxyisoleucine) trong hạt Methi tác động việc sản xuất insulin do đó giúp kiểm soát lượng đường trong máu. Và như vậy, qua nghiên cứu trên, có thể nói rằng, hạt Methi rất hữu ích cho bệnh nhân bệnh tiểu đường.
Nhiều nghiên cứu khoa học ghi nhận, thành phần của hạt methi chứa:
– 45-60% carbohydrates, chủ yếu là sợi nhầy (galactomannans);
– 26,2% protein cao trong lysine và tryptophan;
– 5,8% lipid không no; pryridine loại ancaloit chủ yếu trigonelline (0,2-0,36%), choline (0,5%), gentianine, và carpaine;
– flavonoid (apigenin, luteolin, orientin, quercetin, vitexin, và isovitexin);
– các axit gốc amino tự do (4-hydroxyisoleucine [0,09%], histidine, arginine, và lysine);
– Khoáng tố 3% gồm sắt, calci, phosphore, kẽm…
– saponin (0,6-1,7%);
– glycosides tạo thành sapogenins steroid khi thủy phân (diosgenin, yamogenin, tigogenin, neotigogenin);
– sitosterol, vitamin A, B1, C và acid nicotinic;
– 0,015% tinh dầu dễ bay hơi (n-ankan và sesquiterpene).
Ngoài tác dụng hạ đường trong máu, hạt Methicòn hỗ trợ làm giảm được một số triệu chứng của người tiểu đường như khát nước, đi tiểu nhiều lần, yếu mệt và sụt cân.
Bên cạnh đó hạt Methi còn được ví như “người bảo vệ” trung thành của những người bị cholesterol nhờ trong hạt methi còn chứa nhiều vitamin và khoáng tố vi lượng có thể góp phần tăng cường sức đề kháng cho cơ thể, giúp bổ sung dưỡng chất, hỗ trợ chống oxy hóa tế bào.
Mặt khác, galactomannan trong hạt Methi còn là chất xơ hòa tan tự nhiên giúp hỗ trợ ngăn ngừa nguy cơ mắc các bệnh liên quan đến tim mạch, huyết áp, cải thiện hệ tuần hoàn.
Hiện nay trên thế giới, hạt Methi được sử dụng rất nhiều như một loại thực phẩm hoặc gia vị mang lại nhiều lợi ích cho sức khỏe cho con người. Có lẽ nhờ những thông tin đã nêu ở trên mà nhiều người chọn hạt Methi như một giải pháp kiện toàn sức khoẻ.
Hạt methi có phần xa lạ với đa số người Việt trong và ngoài nước, nhưng thật ra rất quen thuộc với những bà nội trợ hay dùng đến bột “cà ri”. Hạt Methi được sử dụng như một gia vị ở Ấn Độ và Trung Đông trong nhiều thế kỷ. Các học viên của Ayurvedic ở Ấn Độ và Y học cổ truyền Trung Quốc đã sử dụng tài liệu hạt methi cho nhiều ứng dụng y học. Gia vị này được xuất khẩu theo các hình thức của nó và cả dạng bột cũng như dạng chiết xuất dầu được sử dụng rộng rãi như là thảo dược bổ sung, các ứng dụng trong ẩm thực, trà, nước hoa và nhuộm. Hiện nay hạt methi ở Ấn Độ đã được sử dụng rộng rãi tại các nước Ả Rập Saudi, Nhật Bản, Malaysia, Mỹ, Anh, Singapore và Sri Lanka.
Tại Ai Cập, hạt Methi được sử dụng để làm thuốc nhuộm màu vàng, cao và thuốc đắp. Bột nhão của hạt methi đã được sử dụng để hỗ trợ điều trị sốt, bệnh tiểu đường và đau dạ dày. Y học cổ truyền Trung Quốc sử dụng nó cho các bệnh về thận và các bệnh ảnh hưởng đến đường sinh sản nam giới. Tại các khu vực khác nhau của Bắc Phi phụ nữ được khuyên dùng bột nhão của hạt methi ăn kết hợp với đường và dầu ô liu để giúp tăng cân.
Nguồn:
+ Blumenthal et al. 2000; Shang M, Cai S, Han J, Li J, Zhao Y, Zheng J, Namba T, Kadota S, Tezuka Y, Fan W. 1998.
+ Các nghiên cứu về flavonoid ở methi (Trigonella foenum-graecum L.) Zhongguo Zhong Yao Za Zhi. 1998 Oct; 23(10): 614-6, 639].
2. Công dụng cụ thể của hạt Methi:
Hạt methi và tiểu đường
Hạt methi là một trong số ít dược thảo được WHO và nhiều quốc gia công nhận là có hoạt tính giúp hạ đường trong máụ. Rất nhiều nghiên cứu khoa học đã giúp chứng minh khả năng hạ đường của hạt methi, khi thử trên thú vật và cả khi thử nghiệm lâm sàng nơi người (theo Phytotherapy Research số 12-1998).
Hạt methi có thể sử dụng đơn độc hay dùng phối hợp với vanadate, tạo ra một sự bình thường hóa các men glucose-6-phosphatase và fructose-1,6-biphosphatase trong gan và thận của người bị tiểu đường. Hoạt tính hạ đường tăng cao hơn khi dùng dưới dạng phối hợp. Hạt methi cũng có hoạt tính giúp bình thường hóa hoạt động của men glyoxalase I nơi gan của chuột bị tiểu đường (Indian Journal of Expe rimental Biology số 37-1999).
Khi cho chuột bình thường và chuột bị gây tiểu đường bằng alloxan dùng hạt methi ở những liều 2 và 8g/kg hiệu ứng hạ glucose trong máu xảy ra rất rõ rệt, hiệu ứng này tùy thuộc vào liều sử dụng (Journal of Ethnopharmacology Số 75-2001).
Một thử nghiệm khác trên 21 bệnh nhân NIDM (Người bị tiểu đường không phụ thuộc vào insulin) ghi nhận liều 15gram hạt cho dùng một lần trong bữa ăn gây hạ glucose trong máu, và không gây những thay đổi về nồng độ insulin (Nutrition Research Số 16-1996).
Ngoài ra, cũng trong một thử nghiệm trên 15 bệnh nhân NIDM, cho dùng hạt methi đã loại chất béo trong 10 ngày, gây hạ glucose trong máu (nhịn ăn đêm trước) và giảm lượng glucose đào thải qua nước tiểu đến 64%. Thử nghiệm này cho rằng cơ chế tạo ra hạ đường trong máu của hạt methi có thể do hiệu ứng của chất sơ dinh dưỡng (Soluble dietary fiber) trên sự hấp thu glucose nơi ruột và do sự cải thiện hoạt tính ngoại vi của insulin (Nutrition Research Số 10-1990; British Journal of Nutri tion Số 97-2007).
Hạt methi cũng làm giảm được một số triệu chứng của tiểu đường như khát nước, đi tiểu nhiều lần, yếu mệt và sụt cân.
Tại các bệnh viện ở Trung Hoa, Saponins tổng cộng trích từ hạt methi đã được dùng phối hợp với sulfonylurea để trị tiểu đường cho thấy sự phối hợp đem lại những kết quả rất tốt, giúp bệnh nhân giảm được sulfonylurea và kiểm soát được mức đường hữu hiệu hơn (Chinese Journal of Integrative Medicine Số 14-2008).
Hạt methi và cholesterol
Một số nghiên cứu thực nghiệm nơi chuột đã chứng minh được hoạt tính làm hạ cholesterol của Methi (Current Science Số 51-1982). Hạt methi giúp ngừa gia tăng cholesterol nơi chuột cho ăn các thực phẩm hay một chế độ ăn uống chứa nhiều cholesterol (British Journal of Nutrition Số 69-1993).
Một acid amin đặc biệt trích từ methi: 4-hydroxyisoleucine có khả năng gây hạ triglycerides trong máu đến 33%, cholesterol tổng cộng đến 22% và acid béo tự do 14%, cùng với sự tăng tỷ lệ HDL-C/TC đến 39% khi thử trên chuột bị gây cao mỡ trong máu (Bio organic & Medicinal Chemistry Letters Số 15-2006)
Saponin loại steroid, trích từ hạt methi, thử nơi chuột, với liều mỗi ngày 12.5g/ 300g trọng lượng cơ thể làm hạ rõ rệt cholesterol trong huyết tương ở cả chuột bình thường lẫn chuột bị tiểu đường (Steroids Số 60-1995).
Khả năng kháng sinh – hạt methi
Hạt Methi đã được thử nghiệm về hoạt tính kháng sinh trên 26 loại vi trùng gây bệnh và cho thấy khả năng kháng sinh khá rộng, dầu béo và Phần không bị savon-hóa, trích từ hạt đều có hoạt tính kháng sinh khá mạnh (Natural Products Science Số 7-2001)
Hoạt tính diệt ký sinh trùng Sốt rét- hạt methi
Dịch chiết bằng các dung môi khác nhau từ lá methi đã được thử nghiệm ‘in vitro’ trên các chủng ký sinh trùng gây sốt rét Plasmodium falciparum (gồm các chủng còn mẫn cảm và các chủng đã kháng chloro quin). Kết quả cho thấy, dịch chiết bằng ethanol 50% có hoạt tính diệt ký sinh trùng mạnh nhất ở liều IC50 = 8.75 +/- 0.35 microg ml(-1) đối với plasmodium còn phản ứng với chloroquin và ở liều IC50 = 10.25 +/- 0.35 microg ml (-1) đối với plasmodium đã kháng chloroquin. Các dịch chiết bằng butanol, chloroform và ethyl acetate tuy cũng có tác dụng nhưng yếu hơn nhiều (Evidence Based Complementary and Alternative Medi cines Số 2 tháng 5, 2008). Hạt methi có khả năng diệt được ấu trùng (lăng quăng) của muỗi đòn sóc Anopheles pharoensis: Nồng độ cao hơn 0.5% có thể diệt toàn bộ số lượng lăng quăng (Egyptian Society of Parasitology Số 36-2006).
Khả năng hỗ trợ chống oxy-hóa – hạt methi
Nhiều nghiên cứu trong công nghiệp thực phẩm đã cho thấy hạt methi có thể hữu hiệu khi dùng làm chất hỗ trợ chống oxy-hóa để bảo quản thực phẩm. Trong một thử nghiệm, tiềm năng hỗ trợ chống oxy-hóa của hạt methi có thể so sánh được với các chất kháng oxy tổng hợp như butylated hydroxyanisole và butylated hydroxytoluene (Meat Science Số 57-2001); khả năng kháng-oxy của hạt methi hoạt động rất tốt khi dùng bảo quản thịt heo xay (cà thịt tươi lẫn thịt đông lạnh).
Khả năng bảo vệ gan hỗ trợ chống tác hại của rượu – hạt methi
Các polyphenols trích từ hạt methi được nghiên cứu về khả năng bảo vệ gan (nơi chuột) hỗ trợ chống lại tác hại của rượu: Ruột bị gây hư gan bằng cho uống thenol 6g/kg mỗi ngày liên tục trong 60 ngày: các triệu chứng hư gan bao gồm các thông số về hoạt động của các men gan, giảm hạ các nhóm sulfohydryl, gia tăng các nhóm carbonyl proteins. Kết quả ghi nhận là hạt methi có hoạt tính tương tự như silymarin (dùng làm đối chứng), giúp cải thiện được các thay đổi bệnh lý ở gan gây ra do rượu (Cell Biology and Toxicology Số 24-2008).
Khả năng ngừa và trị sạn thận – hạt methi
Hạt methi được sử dụng tại Maroc để ngừa và trị sạn thận. Nghiên cứu tại ĐH Cadi-Ayyad Marrakech (Maroc) ghi nhận hiện tượng calci hóa trong thận và lượng calcium tổng cộng nơi các tế bào thận của chuột được cho uống dịch chiết từ hạt methi thấp hơn rõ rệt so với nhóm đối chứng. Hạt Methi cho thấy tương đối hiệu nghiệm trong tác dụng ngăn ngừa sự tạo sạn calcium oxalate (Phytotherapy Research Số 21-2007).
Đặc tính dinh dưỡng của hạt methi, trong 100gram của hạt methi chứa:
– Calories 32.3 g
– Chất đạm 23.00 g
– Chất xơ 10.07 g
– Chất béo 6.41 g
– Calcium 176 mg
– Sắt 33.53 mg
– Magnesium 191 mg
– Phosphorus 296 mg
– Potassium 770 mg
– Sodium 67 mg
– Kẽm 2.5 mg
– Đồng 1.11 mg
– Manganese 1.228 mg
– Thiamine 0.322 mg
– Riboflavine 0.366 mg
– Niacin 1.640 mg
– Folic acid 57 mg
– Vitamin C 3.00 mg
Hạt methi dùng trong nhiều món ăn
Tại Ấn Độ, hạt methi ngoài vai trò trong càri, còn là một trong 3 chất của idli hay dosa (Tamil); là một trong thành phần nguyên liệu để làm loại bánh mì khakhra. Tại Ethiopia và Erythrea, hạt methi dùng trong bánh mì injera/taita, loại bánh truyền thống của vùng Sừng Phi châu. Tại Thổ Nhĩ Kỳ, hạt (gọi là ceman) dùng trong bột cay để làm món pastirma.
Tại Ai cập, hạt methi được đun sôi, thêm đường, để thành món nước uống rất được ưa thích trong những tháng mùa Đông. Tại những nơi khác trong vùng Trung Đông, hạt methi có mặt trong nhiều món kẹo, bánh, chè ngọt. Món bánh ngọt tráng miệng Helba (bánh phủ đường hay si rô maple, rắc thêm hạt methi trên mặt) rất được ưa thích trong các dịp lễ lạc Hồi giáo. Người Do Thái có phong tục ăn hạt methi trong bữa ăn của đêm thứ nhất hay thứ nhì của lễ Rosh Hashana (Năm Mới). “
Có thể bạn quan tâm